Tagged under: ,

Bảng giá Chữ ký số VNPT (kèm khyến mại)

Kinh doanh VNPT xin thông báo bảng giá Chữ ký số VNPT mới nhất 2023, đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp mới thành lập 2023 và doanh nghiệp gia hạn trong năm nay trong khu vực Hà Nội:

1. Bảng giá chữ ký số VNPT Cấp mới

Gói cước

1 năm

2 năm

3 năm

4 năm

Giá niêm yết

1.870.000 đ‘

2.706.000 đ

3.112.000 đ

3.080.000 đ

Giá khuyến mại

1.390.000 đ

1.850.000 đ

1.950.000 đ

2.150.000 đ

Bảng giá đã bao gồm VAT áp dụng từ 01/01/2023
Hỗ trợ kỹ thuật chính hãng trọn đời sản phẩm và nộp các tờ khai ban đầu
Tặng kèm USB Token 550k
Xuất hóa đơn VAT của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam – VNPT Vinaphone theo Giá Bán Niêm Yết
Tặng Phần mềm BHXH 4 năm khi đăng ký gói 4 năm

2. Bảng giá chữ ký số VNPT Gia hạn

Gói cước

1 năm

2 năm

3 năm

4 năm

Giá niêm yết

1.273.000 đ‘

2.156.000 đ

2.530.000 đ

2.730.000 đ

Giá khuyến mại

950.000 đ

1.450.000 đ

1.850.000 đ

1.990.000 đ

Bảng giá đã bao gồm VAT áp dụng từ 01/01/2023
Xuất hóa đơn VAT của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam – VNPT Vinaphone theo Giá Bán Niêm Yết

3. Báo giá BHXH VNPT

Số lao động

18 tháng

33 tháng

48 tháng

60 tháng

<100

550.000 đ‘

880.000 đ

1.045.000 đ

1.320.000 đ

<1000

880.000 đ

1.408.000 đ

1.672.000 đ

1.936.000 đ

Max

1.045.000 đ

1.936.000 đ

2.229.000 đ

2.585.000 đ

Bảng giá đã bao gồm VAT áp dụng từ 01/01/2023
Khuyến mại 20% cho khách hàng Hà nội-Xuất hóa đơn VNPT

Hotline: 037 555 7686 (zalo)

Tagged under:

8 vấn đề cần biết khi sử dụng hoá đơn điện tử


Theo thông tư 68/2019/TT-BTC và Nghị định 119 từ ngày 1/11/2020 các Công ty, tổ chức và cá nhân bắt buộc phải chuyển sang dùng hoá đơn điện tử. Rất nhiều Doanh nghiệp đã và đang dần chuyển đổi sang phương thức mới. Trong quá trình sử dụng không ít kế toán gặp phải những sai xót và không biết phải xử lý thế nào? Sau đây Gia đình kế toán tổng hợp 9 vấn đề cần biết khi sử dụng hoá đơn điện tử.

1. Hoá đơn điện tử có liên không?

Với hóa đơn giấy truyền thống thường có từ 2 cho đến 9 liên. Một hóa đơn thanh toán tiền thông thường sẽ có 2 liên: liên 1 sẽ được bên doanh nghiệp lưu lại, còn liên thứ 2 sẽ được giao cho khách hàng. Trong khi, Hóa đơn điện tử hoàn toàn không có liên mà nó chỉ gồm 1 trang hay nhiều trang cho một số hóa đơn và doanh nghiệp, khách hàng cũng như cơ quan thế khi xử lý khai thác thông tin hóa đơn đó. Điều này giúp thông tin được nhất quán cũng như việc quản lý thông tin được dễ dàng hơn.

2. Chữ ký điện tử và chứng thư số là gì?

– Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó; có thể được hiểu như con dấu điện tử của một doanh nghiệp.
– Chữ ký điện tử là một phần không thể tách rời của HĐĐT giúp xác thực HĐĐT đó là của đơn vị điện lực phát hành.
– Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
– Chứng thư điện tử sử dụng để ký trên hóa đơn điện tử, đảm bảo:
+ Chống từ chối bởi người ký.
+ Đảm bảo tính toàn vẹn của HĐĐT trong qua trình lưu trữ, truyền nhận.
– Chứng thư điện tử có thời hạn hiệu lực và có thể bị hủy bỏ hoặc thu hồi bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thư điện tử.

3. Khi phát hiện thông tin hóa đơn điện tử bị sai sót cần phải làm gì?

Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử việc xảy ra những sai sót như sai thông tin khách hàng, hàng hoá và số tiền. Vậy khi xảy ra sai sót trong hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần xử lý như thế nào?

– Liên hệ với bên phát hành hóa đơn (bên bán) để xử lý các sai sót của hóa đơn

– Nếu trường hợp bên mua hàng cần sử dụng hóa đơn để khai báo thuế, bên mua cần phối hợp với bên bán để đưa ra phương án xử lý phù hợp:

+ Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký và dấu của hai bên

+ Lập hóa đơn điều chỉnh nếu bên bán đã kê khai thuế cho hóa đơn bị sai sót

+ Lập hóa đơn thay thế nếu bên bán chưa kê khai thuế cho hóa đơn bị sai sót

+ Lập hóa đơn xóa bỏ cho hóa đơn bị sai sót rồi lập hóa đơn mới cho bên mua hàng

4. Nếu bên bán sử dụng hóa đơn điện tử thì bên mua có thể thanh toán với bên bán bằng hình thức nào?

Trường hợp bên bán sử dụng hóa đơn điện tử thì bên mua vẫn có thể thanh toán với bên bán bằng các phương thức giống như khi sử dụng hóa đơn giấy:
+ Tiền mặt
+ Chuyển khoản
+ Thẻ tín dụng
+ Các hình thức khác
Về thời gian thanh toán trước hay sau khi nhận hóa đơn thì bên mua với bên bán có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra phương án hợp lý nhất.

5. Khách hàng có phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử hay không?

– Đối với khách hàng là khách hàng cá nhân, khách hàng lẻ, không cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì không cần thiết phải ký điện tử vào hóa đơn điện tử nhận được.

– Đối với khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị kế toán cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì bắt buộc phải ký điện tử vào hóa đơn điện tử nhận được thì hóa đơn mới được coi là hóa đơn điện tử hoàn chỉnh và có tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan Thuế.

– Đối với hóa đơn mua hàng là điện, nước, viễn thông, khách hàng không nhất thiết phải có chữ ký của người mua và dấu của người bán, như vậy khách hàng không phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử đối với loại hóa đơn trên vẫn được coi là hóa đơn có tính pháp lý, được cơ quan Thuế chấp nhận.Còn với các trường hợp khác, khách hàng phải thực hiện ký số vào Hóa đơn mới được coi là Hóa đơn điện tử hoàn chỉnh và có tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan Thuế.

6. Khách hàng kê khai thuế với hóa đơn điện tử như thế nào?

– Khách hàng sau khi nhận được hóa đơn điện tử từ bên bán có thể kê khai thuế như quy trình bình thường với hóa đơn giấy.

– Khách hàng có thể yêu cầu bên bán cung cấp cho mình hóa đơn điện tử đã được chuyển đổi ra giấy và có chữ ký và dấu của bên bán để làm chứng từ cho hồ sơ quyết toán thuế.

7. Các thủ tục phải thực hiện khi điều chỉnh, hủy bỏ lập lại hóa đơn điện tử đã xuất

a) Đối với hóa đơn đã lập nhưng chưa giao cho khách hàng: Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai các thông tin về khách hàng (tên, mã số thuế, địa chỉ), thông tin về dịch vụ, kỳ cước và số tiền ghi trên hóa đơn… thì thực hiện thủ tục hủy bỏ lập lại hóa đơn. Thủ tục hủy bỏ lập lại hóa đơn thực hiện như sau:

– Lập phiếu giải trình nêu rõ lý do sai phải hủy bỏ, có xác nhận của lãnh đạo đơn vị hoặc người được ủy quyền.

– Thực hiện chức năng hủy HĐĐT đã lập.

– Thực hiện chức năng lập HĐĐT thay thế (trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “ hóa đơn này thay thế hóa đơn số…..Ký hiệu, ngày tháng năm”).  Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn hủy bỏ và bảng kê hóa đơn lập lại.

b) Đối với hóa đơn đã lập và đã giao cho khách hàng.

– Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai các thông tin về khách hàng (tên, mã số thuế, địa chỉ), thông tin về dịch vụ , kỳ cước, sai lỗi chính tả … thì thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa đơn. Thủ tục điều chỉnh hóa đơn thực hiện như sau:

– Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, nội dung điều chỉnh lại cho đúng (có chữ ký, đóng dấu của bên mua và bên bán).

c) Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai thông tin số tiền cước thì thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa đơn. Thủ tục điều chỉnh hóa đơn thực hiện như sau:

– Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, số tiền điều chỉnh lại cho đúng (có chữ ký đóng dấu của bên mua và bên bán).

– Thực hiện chức năng lập HĐĐT điều chỉnh (trên HĐĐT điều chỉnh phải ghi rõ “ Điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, số tiền, thuế suất, thuế GTGT, tiền thuế GTGT cho HĐĐT số… ký hiệu … ngày tháng năm”.

– Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn điều chỉnh.

d) Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn sai sót mà khách hàng yêu cầu hủy bỏ – lập lại hóa đơn.

Thủ tục hủy bỏ, lập lại hóa đơn thực hiện như sau:

– Lập biên bản hủy bỏ

– Lập lại hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, nội dung điều chỉnh lại cho đúng (có chữ ký, đóng dấu của bên mua và bên bán).

– Thực hiện chức năng hủy HĐĐT đã lập.

– Thực hiện chức năng lập HĐĐT thay thế (trên HĐĐTmới phải có dòng chữ “ hóa đơn này thay thế hóa đơn số…. ký hiệu…., ngày tháng năm”).

– Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn hủy bỏ và bảng kê hóa đơn lập lại.

8. Cách thanh toán đối với hóa đơn điện tử có khác gì so với hóa đơn giấy

Có chung nguyên tắc là khi khách hàng trả tiền thì được nhận hóa đơn Khác: Hóa đơn giấy nhận trực tiếp, Hóa đơn điện tử nhận qua phương tiện điện tử, Email, hoặc nhận trực tiếp Bản thể hiện hóa đơn điện tử từ bên bán (nếu khách hàng có nhu cầu kê khai đối trừ thuế mà không có phương tiện nhận truyền và in hóa đơn điện tử).
Tagged under: ,

Từ tháng 1/2020 thay thẻ BHYT giấy bằng thẻ BHYT điện tử

 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, được Chính phủ ban hành. Theo đó, Chính phủ quy định chi tiết thời gian chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Liên quan tới việc cấp thẻ BHYT điện tử, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 4173/VPCP-KSTT, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giao cho cơ quan BHXH Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử.

Thủ tướng yêu cầu thẻ BHYT điện tử phải được gắn chíp với giải pháp công nghệ do Việt Nam làm chủ, bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp an toàn và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương liên quan.

Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thẻ Bảo hiểm y tế điện tử sẽ được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM nhưng được gắn chip điện tử lưu trữ thông tin người tham gia, thuận lợi cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh khi toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh được lưu lại trên thẻ. Một thông tin quan trọng, thẻ BHYT điện tử cho phép xác nhận người bệnh thông qua công nghệ sinh trắc học ( vân tay, khuôn mặt).

Theo BHXH Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, dự thảo về thẻ BHYT điện tử đã được hoàn thiện. Về nội dung trên thẻ BHYT điện tử là những nội dung tĩnh, hầu như không có sự thay đổi trừ trường hợp họ, tên của người tham gia BHYT có sự thay đổi qua bộ phận tư pháp đã đồng ý thì mới được chấp thuận.

Các nội dung cơ bản trên thẻ BHYT điện tử bao gồm: Mã số, Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày tháng năm cấp thẻ BHYT điện tử. Còn những nội dung khác như thông tin giới tính, nơi cư trú, cơ sở khám chữa bệnh…sẽ được quản lý trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ.

Lợi ích thiết thực của thẻ BHYT điện tử 

  1. Không cần mang giấy tờ tùy thân khi đi khám chữa bệnh
  2. Tiết kiệm chi phí, giảm thời gian tiếp đón
  3. Xác định nhân thân bằng Sinh trắc học
  4. Thuận lợi cho theo dõi và điều trị bệnh
  5. Cấp thuốc điều trị bệnh phù hợp
  6. Rút ngắn thủ tục hành chính
  7. Ngăn tình trạng trục lơi, lạm dụng quỹ BHYT

Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Việc cấp thẻ BHYT điện tử giải quyết tình trạng trục lợi lạm dụng quỹ BHYT do người đi khám chữa bệnh phải thực hiện việc xác thực nhân thân của chủ thẻ BHYT thông qua công nghệ sinh trắc học từ đó ngăn chặn tình trạng mượn thẻ BHYT.

Sử dụng thẻ BHYT điện tử còn sẽ cắt giảm được các thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT ví dụ như đổi thẻ, điều chỉnh thông tin, thu hồi thẻ….  Rút ngắn thời gian làm thủ tục giám định, thanh quyết toán chi phí khám BHYT. Bên cạnh đó, thông tin về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp dự kiến sẽ được tích hợp vào thẻ BHYT điện tử để tiến tới dùng chung thay thế cho sổ BHXH giấy hiện hành.

Đối với cơ sở khám chữa bệnh 

Chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử tại khâu tiếp đón bệnh nhân, tiết kiệm được thời gian kiểm tra thủ tục, đảm bảo nhanh gọn, chính xác bởi thông tin lưu giữ trong thẻ điện tử được dùng để nhận dạng, xác thực nhân thân bệnh nhân, thay vì phải kiểm tra giấy tờ tùy thân có ảnh.

Thẻ BHYT điện tử cũng giúp cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra được thông tin các lần khám chữa bệnh theo chế độ BHYT gần nhất để hạn chế tình trạng đi khám chữa bệnh và lấy thuốc không theo đợt điều trị.

Đối với người tham gia BHYT 

Những người tham gia BHYT đã có thẻ giấy sẽ được cơ quan BHXH chủ động chuyển đổi sang thẻ điện tử và không yêu cầu phải lập bổ sung hồ sơ. Chuyển đổi sang sử dụng thẻ BHYT điện tử  người tham gia BHYT không cần mang giấy tờ tùy thân như xưa mà có thể xác nhận nhân thân bằng công nghệ sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt giúp thuận tiện và giảm phiền hà.




Tagged under: ,

Các hành vi vi phạm hành chính về thuế

 Khai không đầy đủ nội dung hồ sơ thuế là hành vi sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực thuế. Vậy người nộp thuế khai không đầy đủ nội dung hồ sơ thuế bị xử phạt hành chính thế nào?

Các hành vi vi phạm hành chính về thuế

Theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 166/2013/TT-BTC

Hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế

– Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế:

  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định;
  • Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế;
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định;
  • Hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
  • Hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

– Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn.

– Hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Hành vi vi phạm hành chính về thuế của tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan

– Hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế;

– Hành vi không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

– Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; tài khoản của người nộp thuế nợ thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế

Như vậy, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế là vi phạm quy định về thủ tục thuế của người nộp thuế.

Xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế đươc quy định tại Điều 8 Thông tư 166/2013/TT-BTC. Dưới đây là mức xử phạt các hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên:

Trên bảng kê hóa đơn, hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra

– Phạt tiền 700.000 đồng

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng.

– Có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng

Trên hóa đơn, chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế

–  Phạt tiền 1.050.000 đồng,

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 600.000 đồng

– Có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.500.000 đồng

Trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế

– Phạt tiền 1.400.000 đồng,

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng

– Có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng

Đối với hành vi khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp

– Phạt tiền 2.100.000 đồng,

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng

– Có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng

Đối với hành vi khai sai làm thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý

– Phạt tiền 2.100.000 đồng,

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng

– Có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng

Lưu ý: Nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

– Ngoài ra, các hành vi tại Khoản 7 Điều 13 Thông tư này cũng phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng

Như vậy, người nộp thuế có hành vi khai không đúng nội dung trong hồ sơ khai thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở các mức độ khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, người nộp thuế cần phải tuân thủ các điều khoản kê khai trong hồ sơ thuế để tránh tình trạng sai sót dẫn đến vi phạm không đáng có.



Tagged under:

Gỡ khó trong sử dụng mã số, mã vạch gắn trên hàng hóa xuất khẩu


Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, công chức Hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài.

Đây là nội dung hướng dẫn mới nhất của Tổng cục Hải quan gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố trong việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu.

Cụ thể, liên quan đến việc gắn mã số mã vạch nước ngoài trên hàng hóa xuất khẩu, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau: Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, công chức hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài.

Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài gắn trên hàng hóa, bao bì sản phẩm xuất khẩu.

Về việc ủy quyền sử dụng mã nước ngoài, bằng chứng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chủ sở hữu mã nước ngoài ủy quyền sử dụng bao gồm một trong các hình thức sau: Văn bản ủy quyền, thư ủy quyền hoặc hợp đồng gia công hoặc thu điện tử ủy quyền hoặc các hình thức ủy quyền khác được quốc tế công nhận, có ký tên và đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các tài liệu cung cấp.

Cơ quan Hải quan không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng mã số mã vạch nước ngoài gắn trên hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp trong thông quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra các vụ án phát hiện doanh nghiệp xuất khẩu chưa có văn bản xác nhận hoặc ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài thì có văn bản thông báo cụ thể cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết để xử lý theo quy định.

Các nội dung hướng dẫn trên có tại công văn 3776/TCHQ-GSQL, Tổng cục Hải quan cho biết công văn này thay thế các công văn của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về sử dụng mã số mã vạch nước ngoài gắn trên hàng hóa xuất khẩu.

Trước đó, Tổng cục Hải quan nhận được một số phản ánh của doanh nghiệp nêu khó khăn liên quan đến sử dụng mã vạch gắn trên hàng hóa xuất khẩu.

Căn cứ ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn dịch Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020, Tổng cục Hải quan hướng dẫn và yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc thực hiện thống nhất các nội dung trên.

Tagged under: ,

17 trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế



Ấn định thuế là việc doanh nghiệp phải nộp thuế theo một con số nhất định thay vì được chủ động khai, nộp thuế theo quy định. Dưới đây là những trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế.

Căn cứ Điều 50 và Điều 52 Luật Quản lý thuế năm 2019, doanh nghiệp bị ấn định thuế khi vi phạm pháp luật về thuế hoặc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể:

* Bị ấn định thuế khi vi phạm pháp luật về thuế

1. Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế.

2. Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.

3. Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn.

4. Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế.

5. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.

6. Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế.

7. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

8. Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

9. Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.


1. Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

2. Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp.

3. Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.

4. Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.

5. Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.

6. Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp.

7. Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp.

8. Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

Trên đây là 17 trường hợp người nộp thuế bị cơ quan thuế, cơ quan hải quan ấn định thuế; một trong những nguyên nhân bị ấn định thuế là không khai hoặc khai, nộp thuế không đúng thời hạn. Do vậy, kế toán cần thực hiện theo đúng lịch khai, nộp thuế mới nhất.

Tagged under: , ,

Các báo cáo thuế hàng tháng doanh nghiệp phải nộp


Có bao nhiêu loại báo cáo thuế hàng tháng doanh nghiệp phải nộp? Chi tiết các báo cáo thuế đó ra sao, cần phải làm gì, hạn nộp trong bao lâu,… Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất tới bạn.

1. Báo cáo thuế giá trị gia tăng

Tờ khai thuế GTGT theo tháng là một trong những loại báo cáo thuế hàng tháng mà các doanh nghiệp đang hoạt động có mức doanh thu năm trước liền kề đạt trên 50 tỷ, thường hoạt động được khoảng 1 năm trở lên, sẽ phải nộp lên cơ qua thuế bằng cách gửi hồ sơ trực tiếp học nộp qua mạng, trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế.
Theo đó, các doanh nghiệp được sử dụng một trong hai phương pháp để khai thuế GTGT: phương pháp khai thuế GTGT trực tiếp; phương pháp khai thuế GTGT khấu trừ.

1.1. Hồ sơ báo cáo thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Theo đúng quy định hiện hành, khi tiến hành nộp báo cáo tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
– Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT.
– Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT.
– Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu 01-2/GTGT.
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp khai thuế, đặc thù ngành nghề kinh doanh,… mà doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị thêm vào báo cáo khai thuế một số tờ khai sau (nếu cần):
– Bản giải trình khai thuế bổ sung điều chỉnh theo mẫu số 01/KHBS.
– Bảng kê hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 0% theo mẫu số 01-3/GTGT.
– Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT.
– Bảng kê thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai hay chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT.

1.2. Hồ sơ báo cáo thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Với những doanh nghiệp chọn báo cáo thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tùy vào từng trường hợp sẽ chuẩn bị hồ sơ khác nhau. Cụ thể:
– Trường hợp 1: các doanh nghiệp khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT thì chỉ cần chuẩn bị hồ sơ gồm “Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT” là đủ.
– Trường hợp 2: các doanh nghiệp khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 04/GTGT.
+ Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT.
– Trường hợp 3: các doanh nghiệp khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu nhưng theo từng lần phát sinh thì sẽ chuẩn bị “Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 04/GTGT”.

2. Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

Báo cáo nộp thuế TNCN hiện được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Thông thường, tổ chức, doanh nghiệp làm báo cáo thuế GTGT theo tháng thì cũng sẽ làm báo cáo thuế TNCN theo tháng.
Căn cứ vào từng trường hợp, các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ báo cáo cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: các tổ chức, cá nhân phải trả thuế TNCN đối với tiền công, tiền lương thì sẽ chuẩn bị hồ sơ là “Tờ khai thuế TNCN khấu trừ theo mẫu số 01/KK0TNCN.
– Trường hợp 2: các tổ chức, cá nhân trả thuế TNCN đối với đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng của cá nhân cư trú hay không cư trú, kinh doanh của cá nhân cư trú thì sẽ chuẩn bị hồ sơ là “Tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 03/KK-TNCN.
– Trường hợp 3: các doanh nghiệp bảo hiểm trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập của đại lý bảo hiểm ký hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm, thu nhập từ tiền phí tích lũy bảo hiểm nhân thọ; công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy Quỹ hưu trí tự nguyện; doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập của cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp thì sẽ chuẩn bị hồ sơ là “Tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 01/KK-BHĐC”.
– Trường hợp 4: các công ty xổ số kiến thiết khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập của đại lý xổ số ký hợp đồng trực tiếp với Công ty xổ số khai thuế thì sẽ chuẩn bị hồ sơ là “Tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 01/KK-XS”.

3. Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt

Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện khai theo tháng. Loại thuế này được áp dụng đối với các hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.
Hồ sơ báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt cần đáp ứng các yêu cầu sau:
-Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB.
– Bảng kê hóa đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01-1/TTĐB.
– Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB.

4. Báo cáo thuế tài nguyên hàng tháng

Khai thuế tài nguyên (trừ dầu thô) là loại báo cáo thuế hàng tháng các doanh nghiệp sẽ làm về phát sinh việc thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể hay chấm dứt hoạt động.

Theo đó, hồ sơ với báo cáo tài nguyên hàng tháng doanh nghiệp cần phải đáp ứng như sau:
– Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN.
– Các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thuế tài nguyên kèm theo (nếu có).
Lưu ý rằng, việc khai thuế tài nguyên để xác định số thuế tài nguyên phải được nộp theo phương pháp khoán, tuân thủ đúng quy định tại Điều 21 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

5. Báo cáo thuế bảo vệ môi trường

Theo quy định thì các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất  hàng hóa trong nước (trừ than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và xăng dầu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối) hoặc sản xuất bao bì đóng gói sản phẩm (nhưng người mua mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm) thì phải khai và nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế.
Về hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành làm là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT, đồng thời nộp các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế có liên quan.
Lưu ý rằng, tất cả các loại báo cáo thuế theo tháng trên đều phải được nộp chậm nhất là vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.